Đau bụng kinh là hiện tượng thường xảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái. Tùy vào tình trạng cơ thể mà mức độ đau có thể khác nhau. Vậy đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân nào gây nên? Hãy cùng POG.VN tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Đau bụng kinh là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện là điều hết sức bình thường ở các bé gái đến tuổi dậy thì. Chúng cho thấy cơ thể nữ giới đã bắt đầu có khả năng sinh sản.
Ở thời điểm này lớp niêm mạc tử cung dày hơn bình thường để chuẩn bị cho trứng rụng. Nếu trứng không được thụ tinh thì niêm mạc này sẽ bong ra và làm sạch để đón chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Theo đó tử cung co bóp đẩy các lớp niêm mạc này ra ngoài sẽ gây nên những cơn đau bụng kinh. Có người trải qua kỳ kinh nguyệt rất nhẹ nhàng, tuy nhiên một số chị em lại phải hứng chịu cơn đau bụng kinh từ âm ỉ đến dữ dội.
Các cơn đau bụng kinh thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và trên đùi. Lớp niêm mạc bong ra khiến tử cung co lại để đẩy chúng ra ngoài. Điều này làm sản sinh ra chất hóa học tên là prostaglandin giúp tử cung co bóp và gây đau.
Đau bụng kinh có thể đến trước hoặc sau khi đến tháng và có thể kéo dài từ 1 – 4 ngày. Tình trạng này khá phổ biến và là tình trạng sinh lý bình thường. Thế nhưng ở một số trường hợp, đau bụng kinh dữ dội có thể là nguyên nhân của các bệnh lý nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
Triệu chứng đau bụng kinh
Các triệu chứng kèm theo khi đau bụng kinh mà chị em hay gặp phải có thể kể đến như:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở bụng dưới: Tử cung phải co bóp để làm bong lớp niêm mạc nên cơn đau sẽ xuất hiện theo tần suất từ âm ỉ, đau nhói, đau quặn cho đến đau dữ dội. Kèm theo đó là các cơn chuột rút ở phía bụng.
- Đau lan xuống đùi và lưng dưới: Cơn đau này có thể lan xuống dưới đùi và lưng dưới. Đây là lý do nhiều người cảm thấy vừa đau lưng vừa đau bụng dưới do co bóp tử cung.
- Thời gian đau dài: Đau râm ran ở bụng, bụng căng tức trước 1 – 3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Ngày đầu tiên hành kinh cơn đau sẽ mạnh mẽ nhất và sau đó giảm dần.
- Đau bụng đi ngoài: Prostaglandin sẽ tác động tới nhu động ruột và khiến ruột co bóp mạnh, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước.
- Đau bụng buồn nôn: Hoóc môn estrogen và progesterone thay đổi đột ngột trong chu kỳ kinh nguyệt gây cảm giác mệt mỏi, buồn nôn.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Ngoài hóc môn prostaglandin và các cơn co thắt tử cung, đau bụng kinh còn do một số nguyên nhân khác gây nên như:
- Dị tật tử cung: tử cung ngả ra sau hoặc hướng về trước khiến dòng chảy của máu kinh bị ảnh hưởng.
- Bệnh phụ khoa: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
- Viêm nhiễm vùng chậu: vi khuẩn lây qua đường tình dục.
- Cổ tử cung hẹp: độ mở của tử cung nhỏ ảnh hưởng dòng chảy kinh nguyệt gây đau và tạo áp lực trong tử cung.
Một số yếu tố khác góp phần khiến đau bụng kinh dữ dội hơn:
- Dậy thì sớm, trước lúc 11 tuổi.
- Tuổi trẻ hơn 30 tuổi.
- Chảy máu nhiều trong kỳ kinh.
- Chảy máu kinh nguyệt thất thường hoặc kỳ kinh nguyệt bất thường.
- Tiền sử có người trong gia đình bị đau bụng kinh.
- Đặt vòng tránh thai.
- Hút thuốc lá.
Cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả
Thực tế đau bụng kinh là hiện tượng bình thường và rất khó để điều trị triệt để. Tuy nhiên làm giảm các cơn đau co thắt tử cung vẫn có thể thực hiện được với các phương pháp sau:
Uống thuốc giảm đau bụng kinh
Hiện chưa có thuốc trị dứt điểm tình trạng này. Nếu đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như:
- Aspirin
- Ibuprofen (Motrin IB, Advil…)
- Paracetamol
- Acetaminophen
Dùng đai chườm nóng
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chườm nóng hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Thế nhưng đai đeo chườm ấm bụng kinh 4 chế độ lại được nhiều người yêu thích hơn cả. Bởi vì:
- Diện tích đốt nóng tăng 90% và tỏa nhiệt đều.
- 5 bánh răng massage rung nhiều cấp độ kích thích huyệt đạo.
- Nén nóng nhiệt độ không đổi bốn tốc độ.
- Dây đeo ôm sát, làm từ vật liệu an toàn.
- Chế độ rung thấp, hoạt động nhẹ nhàng, thoải mái suốt đêm.
- Thời gian sạc pin ngắn, thời gian sử dụng dài.
Áp dụng mẹo dân gian
Trứng rán ngải cứu
Ngải cứu có thể làm giảm đau bụng kinh nhờ công dụng cầm máu, ôn kinh, điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh giã lấy nước uống, bạn có thể làm như sau:
- Lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch và thái nhỏ.
- Trộn với 2 quả trứng gà rồi nêm nếm gia vị vừa ăn,
- Rán trứng ngải cứu với một chút dầu ăn và ăn khi còn nóng.
Trà gừng
Gừng được biết đến có tính ấm giúp lưu thông máu, khí huyết và giảm co bóp tử cung mỗi khi đến tháng. Bạn hãy làm theo các bước sau:
- Gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi hơ nóng trên lửa và chườm vào phần bụng dưới.
- Hoặc lấy gừng tươi rửa sạch, để nguyên vỏ, xay nhuyễn hoặc đập dập rồi cho vào nước ấm.
- Thêm vào một chú đường hoặc mật ong và uống khi còn ấm. Mỗi ngày nên uống 2 – 3 cốc để cơn đau được cải thiện.
Những lưu ý cần biết khi đau bụng kinh
Để các cơn đau bụng kinh không còn là nỗi ám ảnh, bạn cần chú ý:
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng.
- Hạn chế đồ ăn lạnh như rau sống, gỏi cá.
- Vệ sinh sạch sẽ trong những ngày hành kinh.
- Ăn chín uống sôi, chế biến kỹ thức ăn, bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu như: sắt, kẽm, magie, vitamin, omega 3…
- Ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.
- Nếu cơn đau kéo dài hơn 3 ngày và không thuyên giảm thì nên đi khám.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của POG.VN về nguyên nhân, triệu chứng và cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp chị em vượt qua những ngày hành kinh nhẹ nhàng và thật an toàn.